HOA CUỘC SỐNG
ĐỘNG LỰC CHO CUỘC SỐNG - MOTIVATION
Động lực là sự thỏa mãn bên trong, là khao khát trong cùng của bạn; những giấc mơ gần với trái tim bạn nhất. Động lực là yếu tố giúp bạn đi đến hành động hay lựa chọn, là yếu tố tạo ra động cơ. Động lực sống được hiểu là “sự thôi thúc từ bên trong” mỗi cá nhân, buộc cá nhân phải hành động. Nó được xem là niềm hy vọng hay một sức mạnh đầy mới mẻ, tạo ra nỗ lực đi đến kết quả cuối cùng.
Động lực (motivation) với định nghĩa chung nhất về động lực theo nghiên cứu “Motivation related to work” của nhóm Kanfer, Frese M, và Johnson R.E được đăng tải bởi trường đại học Cambridge năm 2015 như sau:
“Động lực là những lực tâm lý tạo ra quá trình phức tạp của những suy nghĩ và hành vi có định hướng mục tiêu. Các quá trình này xoay quanh các nội lực tâm lý và môi trường bên ngoài để xác định hướng đi, sức mạnh, và mức độ bền bỉ trong hành vi cá nhân đối với một mục tiêu cụ thể.”
Động lực là sự thỏa mãn bên trong, là khao khát trong cùng của bạn; những giấc mơ gần với trái tim bạn nhất. Động lực là yếu tố giúp bạn đi đến hành động hay lựa chọn, là yếu tố tạo ra động cơ. Động lực sống được hiểu là “sự thôi thúc từ bên trong” mỗi cá nhân, buộc cá nhân phải hành động. Nó được xem là niềm hy vọng hay một sức mạnh đầy mới mẻ, tạo ra nỗ lực đi đến kết quả cuối cùng.
Động lực không phải là thứ tồn tại mãi mãi hay luôn luôn xuất hiện. Cuộc sống càng khó khăn lại càng phải thường xuyên lên dây cót cho bản thân. Nếu để động lực sống mạnh mẽ mất đi, cảm giác tiêu cực sẽ dễ dàng xâm chiếm, khi ấy chúng ta rất khó để vượt qua một lần nữa.
Động lực cho cuộc sống cũng là thứ tài sản thuộc về cá nhân. Dù bạn tài giỏi đến đâu cũng không thể thay đổi hoặc ép ai đó sống mạnh mẽ, lạc quan nếu bản thân họ không muốn như vậy. Động lực có sẵn ở dạng ngủ yên, ai đánh thức được nó, người ấy làm chủ được chính cuộc đời mình. Vậy nên, động lực sống mỗi ngày mạnh mẽ hay yếu ớt, chỉ chủ nhân của nó mới quyết định được.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Động lực của bản thân bao gồm:
- Tính cách cá nhân
- Nhu cầu cá nhân
- Cuộc sống bên ngoài công việc và các mối quan hệ
- Công việc
- Áp lực đồng trang lứa
- Áp lực cuộc sống cá nhân
“Dù bạn là ai hoặc bạn bao nhiêu tuổi, nếu muốn thành đạt, thì động lực cho sự thành đạt đó nhất thiết phải xuất phát từ chính bên trong con người bạn.”- Paul J. Meyer. |
Làm sao để luôn có động lực để sống
- 1 - Ngừng suy nghĩ về nỗi sợ hãi
Lo lắng, bất an là những cảm xúc tiêu cực khiến con người đánh mất động lực một cách nhanh nhất. Sợ hãi khiến bạn trở nên sống không có mục đích và khiến cơ thể luôn mệt mỏi, kiệt sức. Lo lắng về những thứ xung quanh cũng như việc cầm ô giữa trời nắng, chưa biết trời có mưa hay không, chỉ biết bạn trở nên quá mệt mỏi vì phải thấp thỏm chờ đợi điều gì đó. Hãy dành thời gian suy nghĩ tiêu cực vào các hoạt động bên ngoài, tập trung vào sở thích cá nhân để thúc đẩy tinh thần lạc quan.
- 2 - Học cách xử lý các căng thẳng
Một trong những cách để thúc đẩy ý chí của bạn là quản lý và kiểm soát các căng thẳng tốt hơn. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi chúng ta căng thẳng, những cảm xúc tiêu cực sẽ trở nên tồi tệ hơn. Do đó, mọi công việc và mục tiêu sẽ trở nên hoạt động kém năng suất hơn. Các lĩnh vực khác trong cuộc sống của chúng ta bị ảnh hưởng, chẳng hạn như trong công việc, các mối quan hệ và thậm chí là trong cuộc sống cá nhân của bạn. Để giải quyết điều đó, bạn cần tăng cường nguồn sức mạnh ý chí của mình và tất nhiên là phải giảm bớt hoặc ngăn chặn các căng thẳng một cách hiệu quả.
- 3 - Quyết định để được xác định
Nếu bạn đang làm việc theo cảm tính và không có một mục tiêu cụ thể, hãy suy nghĩ nghiêm túc về nó. Bạn có thể nhìn lại công việc hiện tại của mình và xem xét liệu mình có đang đi đúng hướng không. Một quyết định được xác định là nơi bạn nên bắt đầu. Quyết định đó cho bạn một hướng đi. Nó dẫn bạn đến nơi bạn nên đi, ngay cả khi có những thách thức trên đường đi. Khi bạn quyết định, điều này nên được thực hiện với niềm tin, ngay cả trong những tình huống thuận lợi hay khó khăn nhất. Việc đưa ra quyết định sẽ giúp bạn chủ động hơn trong mọi tình huống bất ngờ xảy đến đòi hỏi bạn cần phải kịp thời đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
- 4 - Thú vị hóa các mục tiêu
Vạch sẵn những mục tiêu lớn là bước đầu tiên bạn cần làm trong kế hoạch tạo ra động lực. Nhưng nếu quá cứng nhắc, đôi khi chúng sẽ trở thành áp lực cho bạn. Vì vậy, hãy biến việc hoàn thành mục tiêu là niềm vui, sự phấn khởi bằng cách thay đổi cách làm, cách suy nghĩ. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình phải thực hiện điều đó mà nên thay bằng mình sẽ vui vẻ trải nghiệm cùng chúng.
- 5 - Tạo ra những điều tích cực xung quanh
Bạn có quyền lựa chọn về những người mà bạn tiếp xúc, môi trường mà bạn làm việc hoặc sinh hoạt. Nếu được, hãy loại bỏ những yếu tố tiêu cực từ người có thái độ sống “thoi thóp” vì ít hay nhiều, họ có sẽ tác động đến tâm trạng của bạn. Tự bao bọc mình bằng điều tích cực là cách khiến bạn tự tin và có thêm hy vọng vào mọi thứ. Tuy nhiên, đôi khi hãy biết cách tận dụng lối sống tiêu cực của người khác thành động lực cho mình, nỗ lực làm những điều mà họ cho rằng bạn không đủ khả năng.
- 6 - Đơn giản mọi thứ nhất có thể
Đừng để những thất bại làm bạn nhụt chí. Thất bại là điều khó tránh khỏi và chúng sẽ phải xảy ra. Một lần thất bại không có nghĩa rằng những lần sau cũng thế, khó khăn đến với bạn một lần cũng không hẳn là luôn luôn. Sống đơn giản, nghĩ đơn giản, bạn sẽ gạt bỏ những “tạp chất” khiến tâm trạng tồi tệ hơn. Khi bạn thất bại, chỉ nên cho phép mình tủi thân trong 15 phút và sau đó, hãy nhìn nhận nó như một bài học ý nghĩa, là cơ sở để mình làm tốt hơn trong những lần sau.
- 7 - Luôn tìm ra lý do tại sao
Sức mạnh ý chí của bạn được thúc đẩy với nhiều cảm xúc khác nhau. Đây sẽ là động lực để bạn theo đuổi mục tiêu của mình. Hãy giữ lòng quyết tâm đó luôn bùng cháy. Để điều đó xảy ra, bạn nên có một lý do mạnh mẽ tại sao bạn đang nỗ lực như vậy. Hãy làm cho nó trở nên mạnh mẽ, và có trong mình niềm tin. Sau đó, bạn sẽ thấy mình dễ dàng hơn khi tìm hiểu những việc cần làm tiếp theo. Nhờ vào nguyên nhân, lý do mà bạn sẽ dễ dàng tìm ra giải pháp điều chỉnh phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể.
“Tương lai phụ thuộc vào những gì bạn làm ngày hôm nay.” Mahatma Gandhi |
Động lực sống không tự sinh ra cũng không tự mất đi, tất cả phụ thuộc vào thái độ và tinh thần của bạn. Duy trì cho mình một nghị lực sống là điều kiện quan trọng nếu bạn muốn cuộc đời mình trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.
Bộ Sách Tìm Hiểu Hệ Thống Thiết Kế Con Người (Human Design System)
1/6/23
Các tin khác
-
» Ba cấp độ khác nhau của sự thức tỉnh tâm linh - Tâm trí, Trái tim và bản năng Ruột (15/10)
-
» TIẾNG ỒN HỒNG - ÂM THANH CHO GIẤC NGỦ (19/08)
-
» TRÍ THÔNG MINH CƠ THỂ (03/07)
-
» TÔI CẦN TIỀN -TÔI MUỐN NHIỀU TIỀN HƠN (09/06)
-
» TÍNH CÁCH MẠNH MẼ - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐỂ THÀNH CÔNG (02/06)
-
» GIÀU CÓ LÀ MỘT THÓI QUEN (14/05)
-
» 5 NHÀ THÔNG THÁI BỊ LẠC TRONG RỪNG (01/01)
-
» TRÍ TUỆ CỦA BẠN LÀ GÌ (12/12)
-
» TỰ THỂ HIỆN và SÁNG TẠO (07/11)
-
» Cung cấp cho não của bạn “Vitamin H” (19/08)