Hỗ trợ trực tuyến

Quảng Cáo

Thống kê

Giải trí

[giaitri]

Sách NHẬN THỨC VÀ TRÍ NHỚ - S54

Sách NHẬN THỨC VÀ TRÍ NHỚ

Tìm hiểu các trung tâm nhận thức (trong Hệ Thống Thiết Kế Con Người) và các khái niệm xung quanh, nó sẽ giúp bạn: Hiểu bản thân mình hơn. Hiểu rõ hơn về những gì ảnh hưởng đến niềm tin của bạn. Cải thiện việc ra quyết định của bản thân.

S54

liên hệ

Đặt mua

 

GIỚI THIỆU

 

   Nhận thức là trạng thái có ý thức về một cái gì đó. Cụ thể hơn, đó là khả năng trực tiếp biết và nhận thức, cảm nhận hoặc nhận thức được các sự kiện. Một định nghĩa khác mô tả nó là trạng thái trong đó chủ thể nhận thức được một số thông tin khi thông tin đó trực tiếp có sẵn để thực hiện theo hướng của một loạt các hành động. Khái niệm thường đồng nghĩa với ý thức và cũng được hiểu là bản thân ý thức.

 

   Các trạng thái của nhận thức cũng được liên kết với các trạng thái của kinh nghiệm do đó cấu trúc được biểu thị trong nhận thức được phản ánh trong cấu trúc của kinh nghiệm.

   Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.

   Sự nhận thức của con người vừa ý thức, vừa vô thức, vừa cụ thể, vừa trừu tượng và mang tính trực giác. Quá trình nhận thức sử dụng tri thức có sẵn và tạo ra tri thức mới.

   Nhận thức cũng được liên kết với ý thức theo nghĩa là khái niệm này biểu thị một kinh nghiệm cơ bản như cảm giác hoặc trực giác đi kèm với kinh nghiệm về hiện tượng. Cụ thể, điều này được gọi là nhận thức về kinh nghiệm. Đối với ý thức, nó đã được mặc định là phải trải qua các cấp độ thay đổi liên tục.

   Nhận thức đơn giản có nghĩa là biết về điều gì đó. Chúng ta có thể nhận thức được các sự kiện khác nhau, các sự kiện thế giới hoặc các tình huống khác nhau. Nhận thức cũng bao gồm nhận thức về bản thân, có nghĩa là nhận thức được: hành động, suy nghĩ và cảm xúc của chính mình.

   Nếu bạn có khả năng tự nhận thức cao, bạn có thể đánh giá bản thân một cách khách quan, quản lý cảm xúc, điều chỉnh hành vi của mình và hiểu đúng cách người khác cảm nhận về bạn. Nói một cách đơn giản, những người có khả năng tự nhận thức cao có thể diễn giải hành động, cảm xúc và suy nghĩ của họ một cách khách quan.

   Các nhà tâm lý học đã xác định có 2 loại tự nhận thức: tự nhận thức bên trong và tự nhận thức bên ngoài. Tự nhận thức bên trong tập trung vào suy nghĩ, cảm xúc, điểm mạnh, điểm yếu, giá trị của bạn… Tự nhận thức bên ngoài là chú trọng điều chỉnh bản thân theo cách người khác nhìn nhận về bạn. Cả hai loại tự nhận thức đều quan trọng.

 

   Tìm hiểu các trung tâm nhận thức (trong Hệ Thống Thiết Kế Con Người) và các khái niệm xung quanh, nó sẽ giúp bạn:

  •  images?q=tbn:ANd9GcRp-HPIRKdaWznWOvyRlAc Hiểu bản thân mình hơn.
  •  images?q=tbn:ANd9GcRp-HPIRKdaWznWOvyRlAc Hiểu rõ hơn về những gì ảnh hưởng đến niềm tin của bạn.
  •  images?q=tbn:ANd9GcRp-HPIRKdaWznWOvyRlAc Gọi tên nỗi sợ hãi trong bạn
  •  images?q=tbn:ANd9GcRp-HPIRKdaWznWOvyRlAc Nhận biết điểm mạnh của mình. Biết được điểm mạnh của mình cũng có nghĩa là bạn có thể chọn dành nhiều thời gian hơn để cải thiện chúng, trở thành bậc thầy của một kỹ năng và sử dụng điều đó để đạt được nhiều thành công hơn.
  •  images?q=tbn:ANd9GcRp-HPIRKdaWznWOvyRlAc Cải thiện việc ra quyết định của bản thân.
  •  images?q=tbn:ANd9GcRp-HPIRKdaWznWOvyRlAc Phát triển kỹ năng tư duy phản biện của mình. Khi bạn tự nhận thức được, bạn có thể xác định những phần chủ quan của bản thân – như cảm xúc và ý kiến ​​của bạn – và cố gắng hết sức để không để chúng đóng vai trò quá lớn trong việc ra quyết định.
  •  images?q=tbn:ANd9GcRp-HPIRKdaWznWOvyRlAc Phát triển kỹ năng nghe tốt hơn. Biết được thế mạnh của mình trong nhận thức sẽ lắng nghe tốt hơn vì bạn có thể nhận ra những yếu tố kích hoạt cảm xúc và những thành kiến ​​ảnh hưởng đến giao tiếp.
  •  images?q=tbn:ANd9GcRp-HPIRKdaWznWOvyRlAc Trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn. Nếu bạn có ước mơ trở thành một nhà lãnh đạo theo một cách nào đó, thì sự tự nhận thức là điều bắt buộc.

 

 

 Liner-2a.png  

Is your memory struggling? Here are 10 ways to boost your recall | Memory |  The Guardian

 

***

   Khả năng ghi nhớ là một trong những kỹ năng quan trọng giúp ích cho con người. Nó giúp chúng ta lưu trữ lại thông tin, hình ảnh, sự vật, sự việc, ... ta đã từng tiếp xúc, từ đó, tạo nên một kho kiến thức khổng lồ để mỗi lần cần tới, ta có thể lấy ra dùng.

    Khả năng ghi nhớ là yếu tố quan trọng giúp cho một người thuận lợi trong học tập, dễ dàng thành công hơn trong công việc và cuộc sống. Đây là một loại kỹ năng có thể được trau dồi qua học tập cũng như rèn luyện, nhưng yếu tố này không giống nhau ở từng cá nhân. 

   Mỗi người có khả năng ghi nhớ khác nhau do đó sẽ hình thành những sự phát triển hoặc phương thức học tập khác nhau. Ví dụ như người có trí nhớ vận động sẽ hành động và luyện tập công việc có liên quan đến vận động nhanh và hiệu quả hơn người không có loại hình trí nhớ này, hay người có tư duy trừu tượng sẽ hiểu những vấn đề, những khái niệm trừu tượng, không cụ thể nhanh hơn người khác ... – đó là do sự hình thành khả năng trí nhớ của mỗi con người là khác nhau.

   Khái niệm này có thể ứng dụng vào việc giáo dục và phát triển trẻ em một cách hoàn thiện hơn theo năng lực mà mỗi người hiện có, đồng thời đối với người lớn, đây là phương pháp giúp mọi người học tập, phát triển bản thân nhanh và hiệu quả hơn.

 

Trân trọng

Dũng Nguyễn 

  

 

Liner-2a.png
 
Số lượng trang: 224 tr (in trắng đen)

Kích thước: A5 (15cm x 21cm)

Giá: 150k  
 
 
 Liner-2a.png
 
 

Liner-2a.png

Bí ẩn thách thức cả giới khoa học:

Não bộ tiêu biến gần hết nhưng vẫn sống "bình thường"

Bí ẩn thách thức cả giới khoa học: não bộ tiêu biến gần hết nhưng vẫn sống "phây phây"

  Trong nghiên cứu của tạp chí y khoa Lancet năm 2007, các bác sĩ đã công bố một trường hợp vô cùng đặc biệt về não bộ con người. Một công chức 44 tuổi đến từ nước Pháp được phát hiện gần như không có não bộ nhưng vẫn sống một cuộc đời bình thường. Phát hiện này đã khiến các chuyên gia toàn thế giới đau đầu và nghiên cứu sâu hơn về kích thước bộ não của chúng ta.

  Bệnh nhân người Pháp phải nhập viện sau khi cảm thấy chân trái của mình yếu đi trong hai tuần. Trong quá trình chẩn đoán bệnh, ông được thực hiện nhiều xét nghiệm. Các bác sĩ đã vô cùng ngạc nhiên khi ảnh chụp não của não của bệnh nhân lại không phải não mà là một khoang chứa đầy chất lỏng khổng lồ.

  Thế nhưng kết quả quét não đã khiến tất cả phải giật mình. Não bộ của ông đã sưng lên quá nhiều, chứa đầy dịch tủy, và thứ dịch ấy gần như đã thay thế toàn bộ khối óc, chỉ để lại một lớp vỏ não mỏng chứa các neuron thần kinh. Nói cách khác, người đàn ông này gần như không có não.

  Việc chất lỏng lưu thông khắp não là bình thường. Tuy nhiên ở trường hợp này, thay vì được đưa vào hệ thống tuần hoàn, chất lỏng trong não người đàn ông này tích tụ lại. Cuối cùng, sự tích tụ chất lỏng chiếm hết không gian trong sọ, chỉ có một lượng siêu nhỏ là não thực sự.

  Và đặc biệt hơn, chức năng của não bộ vận hành rất tuyệt vời. Chẳng những ý thức không bị ảnh hưởng, ông còn tận hưởng một cuộc sống rất bình thường với một người vợ và 2 đứa con cũng như có công việc tốt. Các cuộc kiểm tra sau đó cho thấy ông có chỉ số IQ là 75, dù thấp hơn mức trung bình 100 nhưng không bị coi là thiểu năng trí tuệ.

  Bệnh sử của người đàn ông cho thấy ông từng phải đặt một ống dẫn lưu vào đầu khi còn nhỏ để loại bỏ sự tích tụ chất lỏng trong não, hay còn gọi là bệnh não úng thủy. Ống dẫn lưu cuối cùng đã được cắt bỏ khi ở tuổi 14, nhưng ông luôn thấy tình trạng chân trái yếu và đi đứng không vững.

Bí ẩn thách thức cả giới khoa học: não bộ tiêu biến gần hết nhưng vẫn sống "phây phây" 

  Trường hợp kỳ lạ này đã khiến cho giới khoa học phải tự đặt câu hỏi, về tất cả những khám phá từ trước đến nay có liên quan đến ý thức và sự vận hành của não bộ.

  Người đàn ông không não và lời thách thức đến toàn thể giới khoa học

  Trước kia, giới khoa học vẫn tin rằng não bộ có một khu vực mang tên "đồi thị" (thalamus), chịu trách nhiệm chuyển tín hiệu cảm thụ đến vỏ não. Đó là một khu vực không thể thiếu để làm nên ý thức con người.

  Niềm tin này xuất phát từ một số thử nghiệm - khi thử làm đồi thị ngưng hoạt động bằng xung điện, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê mất đi ý thức.

Bí ẩn thách thức cả giới khoa học: não bộ tiêu biến gần hết nhưng vẫn sống "phây phây" 

  Tương tự, một nghiên cứu khác cho thấy chúng ta có thể điều khiển được ý thức con người nhờ vào "vùng hạch nền" - claustrum. Đây là khu vực đảm nhận tín hiệu từ nhiều vùng não, và thường xuyên liên kết với vùng đồi thị.

  Tuy nhiên, trường hợp của người đàn ông kỳ lạ kia đã đập bỏ tất cả. Ông vẫn sống sót, vẫn tư duy chỉ với một lớp vỏ não cực mỏng, và chẳng có bất kỳ thứ nào trong 2 vùng não kể trên.

  Thay vào đó, nó làm tăng tính thuyết phục cho một số nghiên cứu khác, cho rằng cấu tạo của não bộ không quyết định ý thức. Trái lại, đó đơn giản chỉ là cách các neuron thần kinh liên hệ với nhau mà thôi.

Bí ẩn thách thức cả giới khoa học: não bộ tiêu biến gần hết nhưng vẫn sống "phây phây" 

  Ví dụ như một nghiên cứu gần đây về "các hoạt động thần kinh tạo ra suy nghĩ" được đăng trên tạp chí Royal Society Interface. Nghiên cứu cho thấy các neuron thần kinh rất hiếm khi gửi tín hiệu cho nhau theo một con đường cố định, mà tìm mọi con đường có thể, tạo thành một mô hình rất linh hoạt và đầy tính ứng biến.

  Điều này có thể là câu trả lời vì sao con người ta có thể tư duy một cách rất phức tạp, đồng thời tạo ra giả thuyết rằng, có thể neuron thần kinh của người đàn ông kia đã tìm ra những con đường liên kết khác, thay vì đi qua trung khu thần kinh trong não bộ.

  Tuy vậy, đó vẫn là một trường hợp kỳ lạ hiếm có của y học, để lại rất nhiều dấu hỏi chưa có lời giải.

bài trích theo trang:https://vnreview.vn