- - QD-22
“Thái là lúc cái nhỏ đi, cái lớn trở lại ( . . . ) là trời đất giao cảm mà muôn vật thông, trên dưới giao cảm mà chí hướng như nhau. Trong (nội quái) là dương, ngoài (ngoại quái) là âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân, đạo quân tử thì lớn lên, mà đạo tiểu nhân thì tiêu lần.
QD-22
liên hệ
Trời đất giao hòa trên muôn cõi
Hòa xướng thiên địa vạn vật tươi
Thông suốt âm dương, tâm thường nhã
Thuận lý trong ngoài, sự hanh thông
Quẻ Địa Thiên Thái
Quẻ Địa Thiên Thái đồ hình |||::: còn gọi là quẻ Thái (泰), là quẻ số 11 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☰ (乾 ) Càn hay Trời (天) và Ngoại quái là ☷ (坤) Khôn hay Đất (地).
Quẻ Địa Thiên Thái biểu tượng cho sự yên bình, thái bình hay sự hòa hợp. Tượng quẻ Thái có hào Dương ở dưới thể hiện thời kỳ thái bình, tiểu nhân không nhũng loạn được, quân tử đứng ra cầm quyền. Quẻ này chiêm đoán mọi việc đều được hanh thông, lớn mạnh, phát triển không ngừng. Càng hy vọng càng có triển vọng tốt đẹp và được bình yên. Hình ảnh quẻ là thiên địa giao được hiểu là trời đất đang thì giao nhau khiến thời vận cũng như mệnh số của con người tốt lên. Mọi sự như ý, tốt đẹp hết sức, tương lai mở rộng.
Giải nghĩa: Thông dã. Điều hòa. Thông hiểu, am tường, hiểu biết, thông suốt, quen biết, quen thuộc. Thiên địa hòa xướng chi tượng: tượng trời đất giao hòa.
Văn Vương viết thoán từ:
Thái: Tiểu vãn đại lai, cát, hanh (泰: 小往大來, 吉, 亨).
Nguyễn Hiến Lê viết
Lý là lễ, có trật tự trên dưới phân minh, như vậy thì yên ổn, Lý cũng có nghĩa là dẫm, là giày (dép) đi giày thì được yên ổn; vì vậy sau quẻ Lý, tiếp tới quẻ Thái. Thái nghĩa là yêu thích, thông thuận.
Thoán từ
泰: 小 往 大 來 , 吉, 亨 .
Thái: Tiểu vãn đại lai, cát, hanh.
Dịch: Thái là cái nhỏ (âm), đi, cái lớn (dương ) lại, tốt, hanh thông.
Giảng: Trong quẻ Lí, Càn là trời, cương, Đoài là chằm, nhu; trên dưới phân minh, hợp lẽ âm dương, tốt.
Trong quẻ Thái này, Càn không nên hiểu là trời, vì nếu hiểu như vậy thì trời ở dưới đất, không còn trên dưới phân minh nữa, xấu. Nên hiểu Càn là khí dương, Khôn là khí âm “khí dương ở dưới có tính cách thăng mà giao tiếp với âm, khí âm ở trên có tính cách giao tiếp với khí dương”, hai khí giao hòa, mà mọi vật được yên ổn, thỏa thích.
Một cách giảng nữa. Theo Phan Bội Châu (sách đã dẫn) thì:
Nguyên Thuần âm là quẻ Khôn, là âm thịnh chi cực, cực thì phải tiêu, nhân đó một nét dương thay vào dưới, hào 1 của Khôn thành ra quẻ Phục, Phục là một dương mới sinh.
Dương sinh đến hào thứ hai thì thành quẻ Lâm [ 臨 ] , thế là dương đã lớn thêm lần lần. Khí dương sinh đến hào thứ 3 thì thành quẻ Thái, trên là Khôn, dưới là Càn.
Khôn là âm nhu, là tiểu nhân; Càn là quân tử . Quẻ Thái là tượng đạo tiểu nhân dương tiêu mòn, đạo quân tử dương lớn mạnh, hai bên ngang nhau cho nên gọi là Thái.
Thoán từ bàn thêm: “Thái là lúc cái nhỏ đi, cái lớn trở lại (...) là trời đất giao cảm mà muôn vật thông, trên dưới giao cảm mà chí hướng như nhau. Trong (nội quái) là dương, ngoài (ngoại quái) là âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân, đạo quân tử thì lớn lên, mà đạo tiểu nhân thì tiêu lần.
Quẻ tốt dành cho người có dụng thần là Thổ - Kim
Chất liệu: đá Onyx thiên nhiên
Quẻ dịch: dát vàng
Trọng lượng: ~ 1.00 kg
Đường kính: 20 cm
Giá bán: 1.800k
Bộ Sách Tìm Hiểu Hệ Thống Thiết Kế Con Người (Human Design System)