HOA CUỘC SỐNG
KỸ THUẬT HỌC TẬP FEYNMAN
Richard Feynman là nhà khoa học đã từng đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 1965. Không chỉ nổi tiếng là một khoa học gia lỗi lạc với những nghiên cứu đột phá trong điện động lực học lượng tử và vật lý hạt, ông còn là một cá nhân xuất sắc trong khả năng tổng hợp và giải thích những lý thuyết phức tạp bằng ngôn ngữ đơn giản. Trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình, ông đã sáng tạo ra Kỹ thuật Feynman để có thể nhanh chóng ghi nhớ, hoàn toàn hiểu và sử dụng những kiến thức mình đã tiếp thu. Ông cũng là người phát minh ra một phương pháp học tập được đặt theo tên của ông, dựa trên những kinh nghiệm của chính mình, phương pháp học tập Richard Feynman.
Kỹ thuật Feynman - 4 bước để học những kiến thức mới
Richard Feynman (1918-1988) là một trong những thiên tài vật lý vĩ đại nhất thời đại ở thể kỷ 20, người được coi là nhà vật lý lý thuyết thông minh nhất chỉ sau Albert Einstein. Năm 1965, ông đã giành được giải thưởng Nobel về vật lý.
Ông cũng là người phát minh ra một phương pháp học tập được đặt theo tên của ông, dựa trên những kinh nghiệm của chính mình, phương pháp học tập Richard Feynman.
Dale Carnegie từng nói kiến thức không phải là sức mạnh nếu nó không được áp dụng. Và để áp dụng những gì bạn đã đọc, trước tiên bạn phải nhớ những gì bạn đã đọc. Nếu một người đọc sách mà không dừng lại để suy nghĩ thì sẽ không nhớ cũng như không áp dụng được bất cứ điều gì họ đã đọc. Nếu bạn đang tìm kiếm một cách để thúc đẩy quá trình học tập và muốn trở nên thông minh hơn, thì Kỹ thuật Feynman có thể là cách tốt nhất để bạn học mọi thứ. Bill Gates cũng đã áp dụng thành công công thức của Feynman đến mức ông đặt tên cho Feynman là "người thầy vĩ đại nhất mà tôi từng có".
Kỹ thuật Feynman là một phương pháp giúp chúng ta ghi nhớ những gì đã đọc bằng cách sử dụng các khái niệm liên kết và xây dựng. Đó là một công cụ để ghi nhớ những gì bạn đã đọc bằng cách giải thích nó bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, kỹ thuật này được trình bày rõ ràng trong cuốn sách của tác giả James Gleick có tựa đề “Genius: The Life and Science of Richard Feynman” vào năm 1993. Một phần trong cuốn sách này nói về các phương pháp học tập Richard Feynman và được gói gọn trong 4 bước:
-
Chọn 1 chủ đề mà bạn muốn hiểu về nó và bắt đầu nghiêm túc nghiên cứu
Viết tất cả những gì bạn biết về chủ đề mình quan tâm trên một trang sổ tay và cứ mỗi lần tìm hiểu về nó, bạn sẽ viết thêm một điều mới mẻ vào.
-
Tự Giải Thích (hay truyền đạt cho người khác về chủ đề mình quan tâm)
Hãy thể hiện chủ đề bạn diễn giải bằng các thuật ngữ đơn giản nhất. Khi thể hiện rõ ràng và chi tiết một ý chủ đề với ngôn ngữ đơn giản để một đứa trẻ cũng có thể hiểu được, bạn tự khiến mình phải hiểu được những khái niệm mới ở mức độ sâu hơn và đơn giản hóa những mối liên hệ giữa các ý tưởng.
-
Xác định lỗ hổng kiến thức (Quay trở lại những cuốn sách khi bạn gặp khó khăn)
Những lỗ hổng kiến thức sẽ dần xuất hiện trong quá trình bạn nghiên cứu về chủ đề mình quan tâm. Vì vậy, việc xem xét phạm vi xung quanh chủ đề này cho tới khi bạn có thể giải đáp được những vấn đề mình đang thắc mắc một cách đầy đủ.
-
Đơn giản hóa ngôn ngữ diễn đạt
Lặp lại quy trình trong khi đơn giản hóa ngôn ngữ của bạn và kết nối các sự kiện tương tự để củng cố sự hiểu biết thêm về vấn đề mình đang tìm hiểu. Nếu phần giải thích cho các vấn đề vẫn còn phức tạp, điều này đồng nghĩa với việc khả năng hiểu biết của bạn về vấn đề đó cần phải được củng cố lại.
Viết ra những gì bạn học mỗi giờ đã được chứng minh là một cách tuyệt vời để củng cố những kiến thức mới trong tâm trí của bạn. Hãy đọc một chương của cuốn sách yêu thích, lắng nghe một điều gì đó thay đổi cuộc sống… hãy dành một giây để ghi lại những gì bạn nhớ được. Một cách tiếp cận thậm chí tốt hơn là buộc bản thân ghi lại một cái gì đó khi bạn đang đi được nửa nội dung. Các nhà tâm lý học gọi đó là hiệu ứng thử nghiệm.
Để có kết quả tốt hơn khi bạn chọn viết tóm tắt của riêng mình, hãy sử dụng bút và sổ ghi chép. Các nhà nghiên cứu cho biết sử dụng bút và giấy tạo ra một liên kết nhận thức mạnh mẽ với tài liệu hơn là chỉ gõ, vì việc gõ xảy ra quá nhanh cho việc lưu giữ diễn ra trong não bộ. Nếu bạn đang cố nhớ những gì bạn đọc hoặc nếu mục tiêu của bạn là hoàn toàn hiểu và nhớ những gì bạn đang học, sẽ tốt hơn khi sử dụng sổ ghi chép và bút. Và chắc chắn một điều là bạn luôn có thể quay lại tìm nội dung đó để đọc thêm hoặc làm mới tâm trí của bạn nếu bạn quên.
Kỹ thuật Feynman là phương pháp hoàn hảo để học một ý tưởng mới, hiểu rõ hơn về điều mình quan tâm, ghi nhớ hoặc nghiên cứu cho một bài kiểm tra. Phương pháp học này sẽ giúp mọi người có khả năng ghi nhớ và phát triển trong học tập hơn lên rất nhiều, nhất là các bạn học sinh, sinh viên.
7/2/23
Các tin khác
-
» ĐỘNG LỰC CHO CUỘC SỐNG - MOTIVATION (01/06)
-
» GOBLIN MODE - Chế Độ Yêu Tinh (29/05)
-
» CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ (17/05)
-
» NHỊP SINH HỌC (14/05)
-
» CYMATICS - NGẮM NHÌN ÂM THANH (12/05)
-
» LUCID DREAM -GIẤC MƠ SÁNG SUỐT (09/05)
-
» NGƯỜI HÒA ĐỒNG (07/05)
-
» Bộ Nhớ Con Người (30/04)
-
» SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY (25/04)
-
» CUNG ĐIỆN TÂM TRÍ (22/04)