Hỗ trợ trực tuyến

Quảng Cáo

Thống kê

Giải trí

[giaitri]

TIN PHONG THỦY

THIÊN-ĐỊA-NHÂN-TRÍ-KHẨU-HÀNH

Trong lịch sử văn hóa nhân loại, phương Đông và phương Tây đều đã có những cách tiếp cận riêng của mình dưới những góc nhìn khác nhau đối với phát triển bền vững. Trong đó, có triết thuyết Thiên - Địa - Nhân của phương Đông, còn gọi là thuyết Tam Tài.Trong lịch sử văn hóa nhân loại, phương Đông và phương Tây đều đã có những cách tiếp cận riêng của mình dưới những góc nhìn khác nhau đối với phát triển bền vững. Trong đó, có triết thuyết Thiên - Địa - Nhân của phương Đông, còn gọi là thuyết Tam Tài.   Thuyết tam tài là một học thuyết về sự thống nhất giữa thiên địa nhân (nguyên) là gốc của Nho giáo và Ðạo giáo. Triết lý Thiên - Địa - Nhân bắt nguồn từ rất sớm trong tư tưởng cổ đại Trung Hoa.

Trong lịch sử văn hóa nhân loại, phương Đông và phương Tây đều đã có những cách tiếp cận riêng của mình dưới những góc nhìn khác nhau đối với phát triển bền vững. Trong đó, có triết thuyết Thiên - Địa - Nhân của phương Đông, còn gọi là thuyết Tam Tài. Trong lịch sử văn hóa nhân loại, phương Đông và phương Tây đều đã có những cách tiếp cận riêng của mình dưới những góc nhìn khác nhau đối với phát triển bền vững. Trong đó, có triết thuyết Thiên - Địa - Nhân của phương Đông, còn gọi là thuyết Tam Tài. Thuyết tam tài là một học thuyết về sự thống nhất giữa thiên địa nhân (nguyên) là gốc của Nho giáo và Ðạo giáo. Triết lý Thiên - Địa - Nhân bắt nguồn từ rất sớm trong tư tưởng cổ đại Trung Hoa. Lão Tử viết trong Đạo Đức Kinh: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên” (Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên). Đổng Trọng Thư, chủ soái Hán Nho đã hình thành thuyết “Thiên Địa Vạn Vật đồng nhất thể” và “Thiên Nhân tương dữ” nói về tính thống nhất và mối liên hệ khăng khít của vũ trụ: “Trời, Đất và Người là nguồn gốc của vạn vật. Trời sinh ra vạn vật, Đất nuôi chúng, Người hoàn thành chúng.” (Thiên Địa Nhân, vạn vật chi bản dã. Thiên sinh chi, Địa dưỡng chi, Nhân thành chi). Theo đó, Thiên là bầu trời, ông Trời, các hiện tượng thiên nhiên, Địa là mặt đất với giới tự nhiên, vạn vật. Nhân là con người, cộng đồng xã hội người.  Trong cụm từ Thiên - Địa - Nhân, Người đứng ở vị trí thứ ba, nhưng thực ra tồn tại giữa Trời và Đất, có liên hệ tương tác thuận nghịch chặt chẽ với trời đất, vạn vật, xã hội. Quy giản theo những thuật ngữ hiện đại, chúng ta có chùm ba khái niệm: “Thiên nhiên - Xã hội - Con người”, hoặc đúng hơn là “Con người - Xã hội - Thiên nhiên”. Để có thể ứng dụng các yếu tố này trong cuộc sống, con người chúng ta cũng cần phải tìm cách để những yếu tố này mang lại lợi ích cũng như sự thiết thự trong đời sống. Với 3 yếu tố như trên trong cuộc sống có khởi nên trong bạn những ý tưởng gì, nói ra để tìm sự chia sẻ và đ6òng cảm của mọi người và cuối cùng là phải hành động để những điều kiện và ý tưởng của bạn trở thành hiện thực. Chúng ta hãy cùng khám phá: 

6311dc87daf67.jpg

  1. Thiên: Thiên là khoảng không vũ trụ ngoài trái đất, nói theo một cách khác, đó chính là sự ảnh hưởng của không gian trong thời điểm xảy ra của sự việc. Trong Thiên có ba yếu tố hợp thành, đó là các ảnh hưởng của Nhật (mặt trời); Nguyệt (mặt trăng); Tinh (các vì tinh tú). Vạn vật con người chuyển dịch trong không gian theo 10 thiên can, được Nhật, Nguyệt, Tinh chiếu vào tác động ảnh hưởng từ thời điểm lúc chúng ta được sinh ra cho đến các hành trình vận thế trong cuộc đời, do vậy yếu tố năm, tháng, ngày, giờ sinh được người xưa cho là có thể nói lên được khả năng, tố chất và vận mệnh của con người.

  2. Địa: Địa chính là môi trường tự nhiên trên bề mặt trái đất tác động đến con người. Địa chi là tọa độ thời điểm ảnh hưởng của địa khí, của môi trường hoàn cảnh tác động đến con người, chúng. Trong thuyết Tam Tài, Địa được cấu thành bởi 3 yếu tố là thủy, hỏa, phong. Từ yếu tố Địa này, người xưa hình thành nên môn địa lý phong thủy dùng để xem xét sự vận động hài hòa của thủy hỏa phong, nếu mất cân bằng trong vận động của ba yếu tố này ở một địa điểm mà một người đang sinh sống thì người đó sẽ gặp trở ngại và tai họa. nói một cách khác, Địa chính là môi trường, điều kiện sống và làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến con người

  3. Nhân: Phản ánh chủ thể con người với các mối quan hệ xã hội. Nó thể hiện ở lối sống của mỗi người, bao gồm: Thiện – ác, nhân nghĩa – cường bạo, chân thành – dối trá, thật thà – gian xảo... Mối quan hệ giữa cá nhân và các đối tác như gia đình, bạn bè, quan hệ xã hội và phong tục tập quán có ảnh hưởng khá lớn đến tư duy của chủ thể. Khi có mối quan hệ “Nhân hòa”, con người sẽ có nhiều suy nghĩ tích cực và thành công hơn trong cuộc sống..Ba yếu tố này tương tác lẫn nhau, con người muốn tồn tại, sinh sống bình thường phải có sự cân bằng giữa bản thân với thiên - địa, với xã hội đang sống. Không gian Thiên Địa Nhân là không gian Dịch, là thế giới của âm dương giao hòa, chuyển hóa cho nhau, thế giới giữa hai mặt đối lập tồn tại và bổ xung cho nhau nên khi nắm bắt được chuyển động đó người xưa đã lập ra mô hình trạng thái không gian gọi là âm, dương (lưỡng nghi). Âm, dương vận động sinh ra bốn khí gọi là tứ tượng, lại tiếp tục vận động thành ra bát quái.Ba yếu tố này tương tác lẫn nhau, con người muốn tồn tại, sinh sống bình thường phải có sự cân bằng giữa bản thân với thiên - địa, với xã hội đang sống. Không gian Thiên Địa Nhân là không gian Dịch, là thế giới của âm dương giao hòa, chuyển hóa cho nhau, thế giới giữa hai mặt đối lập tồn tại và bổ xung cho nhau nên khi nắm bắt được chuyển động đó người xưa đã lập ra mô hình trạng thái không gian gọi là âm, dương (lưỡng nghi). Âm, dương vận động sinh ra bốn khí gọi là tứ tượng, lại tiếp tục vận động thành ra bát quái.
  4. Trí: Trí ở đây chính là suy nghĩ, kiến thức và những ý tưởng được đưa ra, ý tưởng trong tiếng Hy Lạp “Idein” có nghĩa là “nhìn thấy”; một cách thích hợp, ý tưởng đồng nghĩa với các từ: quan điểm, hình ảnh tinh thần và triển vọng. Đó là suy nghĩ của chúng ta về những gì chúng ta nhận thức được trong các tình huống khác nhau. Ý tưởng cũng được định nghĩa là một niềm tin hoặc một ý kiến.  Trong giai đoạn hình thành ý tưởng, hãy tìm hiểu và đưa ra nhiều khái niệm nhất có thể. Một số ý tưởng này sẽ trở thành giải pháp tiềm năng cho thách thức của bản thân; rất nhiều trong những ý tưởng này sẽ là những dự án bất khả thi hay không đạt lợi ích phù hợp; không sao cả, quan trọng là chúng ta có thể đưa ra số lượng các ý tưởng trên nhiều khái niệm để quan sát hơn là chất lượng. Mục đích chính của Ý tưởng là khám phá các góc độ và khả năng mới – để suy nghĩ bên ngoài phạm vi đang có. Vì lợi ích của sự đổi mới và sáng tạo, điều cần thiết trong giai đoạn ý tưởng phải là một “tư duy không phán xét”.   Việc hình thành ý tưởng thể hiện một bước chuyển tiếp quan trọng từ việc nhận thức về các nguồn lực xung quanh từ ảnh hưởng của Thiên Địa Nhân đến việc đưa ra các giải pháp cho sự việc.
  5. Khẩu (Lời nói): Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ để giúp chúng ta đưa ra các ý tưởng hoặc suy nghĩ để người khác có thể nhận và hiểu được. Hãy nói ra những dự định, mong ước và những kế hoạch chuẩn bị thực hiện; không chỉ có thế, hãy viết ra, vì mọi ý nghĩ trong đầu sẽ chạy vòng quanh và tạo ra ảo giác là mình có nhiều ý tưởng. Hãy viết ra để nhận thức được rõ ràng mạch lạc và sự nhận thức ngược vào trong não của bạn cũng nhờ đó mà đạt được sự ghi nhận sâu hơn.   Hãy tự nói với chính mình để nhận ra thiếu sót trước khi nói chuyện hay thuyết phục ai đó nghe bạn. Các suy nghĩ phát ra âm thanh có thể hữu ích khi ta muốn tìm ra các ý tưởng mới và những tạo cho ý nghĩ này thành tiếng nói thật sự. Nói thành tiếng là một phần mở rộng của những suy nghĩ bên trong gây ra khi một lệnh vận động bị kích hoạt không chủ đích.– Tại sao họ nên lắng nghe bạn (Bạn phải biết rằng bạn đang nói cái gì và chứng mình rằng những điều bạn nghĩ là đúng). Giá trị của những ý tưởng của bạn gắn với họ như thế nào? – Những mặt tốt nào sẽ đem đến những lợi ích cho mọi người (nhưng không nên nói dối về những cái không tốt)?– Họ sẽ được gì nếu làm theo bạn?– Không chỉ cho mình là đúng mà hãy thuyết phục mọi người hiểu vấn đề như bạn. 

  6. Hành (Hành động): Hành động là làm một hay nhiều việc gì đó để có thể đạt được mục đích, ý nguyện của bản thân   Những người thành công trên thế giới đều hiểu rõ bản thân họ muốn gì, ưu nhược điểm ra sao để vạch ra chiến lược hành động cho cuộc đời. Họ làm như vậy vì chỉ có hành động mới định nghĩa được cuộc sống của chính mình.   Trên hành trình khám phá bản thân, HÀNH ĐỘNG chính là phép thử tốt nhất để bạn biết mình là ai và đang ở đâu, nó cho bạn trải nghiệm sâu sắc về bản thân. Cuộc sống là một chuỗi những bài học quý giá mà chỉ khi trải nghiệm thực sự bạn mới hiểu được ý nghĩa của nó. Hành trình ấy sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân để sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Làm sao chúng ta có động lực để thực hiện những hành động của chúng ta một cách hiệu quả. 

         ****Theo Mark Manson, đó là chuỗi động lực gồm 3 phần và là một vòng lặp vô hạn:   

                        Cảm hứng - Động lực - Hành động - Cảm hứng - Động lực - Hành động …   

  Hành động của bạn sẽ tạo ra các phản ứng về cảm xúc và cảm hứng tiếp theo và lặp lại để thúc đẩy những hành động trong tương lai. Dựa trên kiến thức này, chúng ta có thể định hướng lại tư duy của chúng ta theo cách sau:     

Hành động - Cảm hứng - Động lực 

  Một khi bạn không có động lực để thực hiện một sự thay đổi quan trọng trong cuộc sống của mình, thì hãy làm một cái gì đó, bất cứ điều gì, và sau đó khai thác các phản ứng với hành động đó như một cách để bắt đầu thúc đẩy bản thân. Có thể gọi Nguyên tắc này là “Hãy làm điều gì đó!”, điều này có thể giúp mọi người thoát ra khỏi nỗi sợ hãi và sự thờ ơ để hành động.   Bạn có thể tìm thấy qua việc làm một cái gì đó, thậm chí là những hành động nhỏ nhặt nhất, nó sẽ sớm cung cấp cho bạn nguồn cảm hứng và động lực để làm một điều gì đó khác hơn. Bạn đã gửi một tín hiệu cho chính mình, “Tôi đã làm điều đó, và tôi nghĩ tôi có thể làm nhiều hơn.» Và cứ như vậy, bạn có thể bắt đầu làm cho mọi thứ có tiến triển tốt hơn.

  Trong bất cứ lĩnh vực nào, mọi việc phụ thuộc một phần vào hiểu biết và tài năng nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ khi có gắn kết chặt chẽ với hành động được bổ trợ bởi kiến thức và tài năng.

  Khi có các nguồn lực xung quanh hỗ trợ, Khi bạn nhận ra mình đang có những dự định trong cuộc đời cần thực hiện. Hãy Hành Động kể cả đó là một lĩnh vực mới mà bạn chưa từng tham gia, bạn vẫn có thể thành công, nếu không nó cũng là một trải nghiệm Nếu không hành động, bạn sẽ tận dụng được những điều kiện trong cuộc sống của bạn và sẽkhông bao giờ thành công, bạn không chứng minh được sự hiện diện của bản thân mình.

 

 

Các tin khác