Hỗ trợ trực tuyến

Quảng Cáo

Thống kê

Giải trí

[giaitri]

TIN PHONG THỦY

Sơn Quản Nhân Đinh, Thủy Quản Tài

Phong thủy cổ truyền luôn khuyên người ta phải chọn nơi cư trú theo thế tọa sơn hướng thủy tức là nhìn sông, tựa núi, cho cảm giác được bao bọc, an toàn. Trong địa hình đồng bằng đô thị, những thế nhà trước thấp sau cao cảm giác như đang được dựa núi cũng được gọi là tọa sơn. Thế nhà này vừa có lợi cho sự đón nhận ánh sáng mặt trời và sự thông gió đồng thời khiến cho căn nhà được ôm ấp, bao bọc. Nếu nhà có bốn bề là núi theo thế tả Thanh Long, hữu bạch Hổ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ sẽ luôn được tàng phong tụ khí, rất tốt để an cư lạc nghiệp.

 

  • "Sơn" ảnh hưởng đến sức khỏe và các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, "Thủy" ảnh hưởng đến tài vận của chủ nhà.

   Nguyên tắc này nhắc đến hai yếu tố quan trọng nhất trong Phong Thủy là sự cân bằng của Âm và Dương là chìa khóa để đạt được thành công trong cuộc sống. Vì Núi tượng trưng cho Âm tượng trưng cho sức khỏe và các mối quan hệ, và Nước tượng trưng cho Dương, điều khiển sự may mắn về của cải, Phong thủy Nhà ở được định nghĩa là đạt được sự cân bằng của các yếu tố và Âm và Dương trong không gian nhà hoặc văn phòng của bạn. Núi cũng được phân thành 2 loại: "Minh sơn" và "Cùng sơn". Sách cổ có viết: " Ở Minh sơn mà có nước thì giàu sang, thịnh vượng, ở Cùng sơn mà không có nước thì nghèo đói đến ba đời. Minh sơn là núi có cỏ cây tươi tốt, quan trọng nhất là không được nhìn thấy núi bùn và đá lởm chởm. Ví dụ núi bị khuyết đi một góc hoặc đã bị khai hoang, nếu nhà có thế dựa vào núi dạng này thì càng gặp đại hung.

  Từ xa xưa, người ta quan niệm úi là “bộ xương” của đất, bảo vệ chúng ta khỏi thời tiết khắc nghiệt và các loài thú dữ, đồng thời cung cấp cho chúng ta thức ăn và tài nguyên, là nguồn sống và phương tiện di chuyển. Ở Trung Quốc, Núi được coi là một trong những biểu tượng sức mạnh ổn định, đóng vai trò quan trọng như khái niệm Hoàng đế đã làm trong xã hội: là đảm bảo trật tự vũ trụ và sự vĩnh cửu. Các Hoàng đế Trung Quốc luôn trang trí bức tường phía sau ngai vàng biểu tượng núi trong cung điện để khắc họa sức mạnh quyền năng của mình. "Sơn" cũng là biểu tượng của khả năng cai trị Đất và nước của Hoàng đế, biểu tượng của sự ổn định và của chính Trái đất. Nó cũng đóng vai trò trao quyền cho Hoàng đế với sự ủng hộ của các quý nhân, quyền uy và sự cao quý - đạt được thông qua việc kích hoạt vị trí sao Chính Thần trong cung điện Hoàng gia.

  Sơn là tĩnh và ổn định, do đó, nó gắn liền với sức mạnh và sự hỗ trợ. Nước, ở bất kỳ dạng nào của nó (sông, hồ hoặc đại dương) tượng trưng cho dòng chảy, nó năng động và do đó gắn liền với kinh tế và tài chính. Sự hòa hợp của núi sông sẽ đem lại đại cát, hanh thông cho nơi tạo ra nó. Nhà Phong thủy cổ đại Quách Phác có câu: "...nước lấy núi làm mặt, lấy chim thú, cây cối làm tinh thần, núi lấy nước làm huyết mạch...". Núi sông, cỏ cây hoa lá tạo nên một quần thể sum vầy chính là sự hưng tài, đắc lộc vậy.

  Khi nhìn vào lịch sử của hầu hết các nền văn minh trên thế giới, một điểm chung rất dễ nhận thấy, đó là các nền văn minh đó đều gắn liền hay phân bổ tập trung với các con sông lớn (yếu tố “Thủy”). Văn minh Ai Cập gắn liền với sông Nile; văn minh Lưỡng Hà đi liền với hai con sông Tigris và Euphrates; văn minh Ấn Độ mật thiết với sông Hằng, hay văn minh Trung Hoa không tách rời sông Hoàng Hà và Trường Giang…

 

049dde17d9e7415494603330a94edc46.png

  Những điều trên nhấn mạnh vai trò không thể thay thế của nước mà còn là thuật ngữ và cơ sở để giải thích vì sao “Đất nước” lại là khái niệm để chỉ chung cho một quốc gia hay một dân tộc cụ thể. Các hoạt động canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản và thương mại buôn bán… không chỉ nuôi sống mà thậm chí làm trù phú, phồn thịnh cho cả một vùng đất, một nền văn minh hay thậm chí một quốc gia. Đây chính là cơ sở để giải thích cho “Sơn quản đinh, Thủy quản tài” trong phong thủy.

 

Các tin khác