VĂN HÓA VIỆT
Những hình thái mới của ‘giặc dốt’ ở Việt Nam
Dốt nát chưa phải là bi kịch lớn nhất của con người, mà bi kịch lớn nhất của con người là dốt mà không biết mình dốt.
Chuyên đề “Linh vật Việt Nam”
Linh vật (những con vật linh thiêng) được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng, niềm tin tâm linh, tôn giáo và thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của mình. Linh vật thường được mô tả trong thần thoại, truyền thuyết và được biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình. Người xưa tin rằng, linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ.
Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?
Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2-Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.
11 chiếc ấn rồng vàng tinh xảo của triều Nguyễn
Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn có hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng ròng hoặc ngọc quý.
Tại chái đông điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) vào ngày 18/5/13 đã diễn ra triển lãm “Phiên bản ấn vàng triều Nguyễn và văn bản hành chính”. Những chiếc ấn quý y như thật dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân đã cho người xem nhiều bất ngờ.
Tìm hiểu thêm về tục thờ tranh chữ
Mỗi khi tết đến, không ít người tặng nhau các bức tranh chữ, hoặc đi mua về treo ở gia đình, công sở. Đó thường là các bức tranh 1 chữ thể hiện một đức tính cần có của con người như Tâm, Đức, Nhẫn, Hiếu… hoặc một ước mơ bình dị về cuộc sống như Phúc, Phú, Quý… Đầu xuân, xin có đôi lời mạn đàm về tranh chữ như một thú chơi tao nhã, một cách giáo dục đạo đức của người xưa.
Chữ trên ban thờ thần tài
Bên cạnh việc thờ cúng gia tiên, thờ cúng Thổ Địa - Thần Tài cũng là một tập tục được duy trì từ bao đời nay. Bởi lẽ này mà chúng ta thường thấy bàn thờ Ông Địa - Ông Thần Tài được lập ở những vị trí trang trọng trong gia đình.
Bàn thờ ông địa thần tài là trung gian thờ tự giúp chúng ta gửi gắm những nguyện vọng, tâm tư của mình đến hai vị thần này. Mong muốn hai vị thần che chở, ban phát tài lộc và đem lại sự bình yên cho đất đai nhà cửa.
Nghệ Thuật & Cuộc Sống
Chương trình tạp chí văn nghệ số 50 của hãng phim TFS thuộc Đài truyền hình tp HCM - chuyên mục Nghệ thuật và cuộc sống sẽ giúp các bạn phần nào hiểu thêm về loại hình nghệ thuật vẽ trên đá.
Từ thiện cuối năm
Nhân dịp cuối năm, mừng Giáng sinh 2014, buổi sáng ngày 20/12/14, CLB PT Đại Việt có tổ chức chương trình từ thiện thăm hỏi các cô và các cháu của trường phổ cập p 25, quận Bình Thạnh.
Tranh Đông Hồ - Gà và Lợn
Trong cuộc sống ở nông thôn thời xưa, gà và lợn là hai con vật không chỉ gần gũi, quen thuộc hàng ngày. Như trên đã nói tới những hội thi nuôi lợn thờ, gà béo ở Kinh Bắc, những con gà, con lợn mang lại giải cho chủ nhân của nó, chắc hẳn rất béo, rất đẹp, nhưng các nghệ nhân làng Hồ vẽ chúng vào tranh không để nguyên như nó vốn có. Bằng những màu sắc, đường nét dân dã nhưng mang tính ước lệ cao, những con gà, con lợn trên tranh Đông Hồ đã cõng trên lưng mình cả một bầu tâm tư, khát vọng của những người nông dân thuở trước.
Đức Lưu Quang -Đức Lưu Phương
Chữ 光 quang trong 德厚流光 đức hậu lưu quang, hay 德流光 đức lưu quang không có nghĩa ánh sáng như thông thường mà có nghĩa là rộng. Cho nên 德流光 đức lưu quang, có nghĩa là đức trạch cao dầy, có ảnh hưởng sâu rộng, con cháu nhiều đời được hưởng phúc đức.
Điều chưa biết về “nhà tiên tri” số một của Việt Nam
Sinh ở triều Lê, làm quan dưới triều Mạc, ở vào những năm tháng rối ren và nhiều biến động của đất nước, bằng tài năng và đức độ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vượt lên hoàn cảnh trở thành một bậc hiền triết, nhà văn hoá lớn của dân tộc ở vào thế kỷ thứ XV-XVI. Đặc biệt với Sấm Trạng Trình, ông được người dân suy tôn là
hà tiên tri số một của Việt Nam.
Từ đường và việc xây Từ đường
Nhà thờ họ (chữ là Từ đường, H: 祠堂,A: The ancestral temple, P: Le temple des ancêtres) là một trong những thứ mà chỉ có ở các nước theo đạo Khổng.
Ngôi chùa nổi tiếng "ai cầu xin con đều được toại nguyện"
Nằm ở trung tâm TP.HCM có ngôi chùa Phước Tự hay có tên gọi phổ biến hơn là chùa Ngọc Hoàng từ lâu là địa chỉ đỏ của những người hiếm muộn đến xin con. Kể cả ngày thường lẫn ngày nghỉ, chùa lúc nào cũng đông người. Những lời đồn đoán khiến ngôi chùa này ngày càng “nổi tiếng”.
CÂU ĐỐI ĐỀN HÙNG VÀ TÂM THỨC VIỆT NAM
Xét về văn tự, câu đối Đền Hùng có 3 loại, đó là các câu đối soạn bằng Hán tự, câu đối Nôm và câu đối chữ Quốc ngữ ra đời muộn hơn, vào hồi đầu thế kỷ.
Đề ở Đền Hùng phần nhiều là câu đôi Hán tự, còn đối Nôm và đối chữ Quốc ngữ là viết trên giấy lưu lại hay in trên báo chí hoặc cũng có khi là truyền khẩu mà nhớ.
Tín ngưỡng dân gian với việc thờ Thần
Trong đời sống tâm linh người Việt thì tháng Chạp và tháng Giêng là những tháng tập trung nhiều ngày Lễ, Hội. Việc này hình thành, tồn tại từ lâu đời và mấy năm gần đây càng rộ nở bởi nó có cội nguồn từ vấn đề “tín ngưỡng” và “tôn giáo”. Tế, Lễ, Thờ, Cúng là những vấn đề nhậy cảm và không ít người tuy tham gia, đôi khi khá tích cực nhưng đâu đã hiểu hết cội nguồn, ý nghĩa của nó.
Ý nghĩa tục phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo
Theo tín ngưỡng cổ truyền, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng và thả phóng sinh cá chép để đưa ông Táo về trời. Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc, và mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Đến Giao thừa, Táo quân trở lại hạ giới để tiếp tục công việc của mình.