HUMAN DESIGN
GIẢI MÃ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI
Tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một con người. Chúng ta có thể đánh giá tính cách của người khác thông qua lời nói, hành động, đôi khi là suy nghĩ. Tính cách vừa có yếu tố bẩm sinh, vừa do quá trình nuôi dưỡng và bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh mà hình thành.
Tính cách là gì?
Tính cách là tính chất, đặc điểm nội tâm của con người, từ đó dẫn tới suy nghĩ, cảm xúc, hành động và lời nói hay còn được định nghĩa là bao hàm tâm trạng, thái độ, ý kiến và được thể hiện rõ ràng nhất trong các tương tác với xã hội.
Tính cách con người biểu hiện đến 70% các tính chất, đặc điểm của mỗi con người, chúng có thể bao gồm các khía cạnh khác nhau và nhiều người có thể có cùng một dạng tính cách cơ bản chung.
Tính cách bao gồm các đặc điểm tính chất bẩm sinh sẵn có hoặc do tu dưỡng rèn luyện mà có, giúp phân biệt người này với người khác, được quan sát thấy trong quan hệ của con người với môi trường và nhóm xã hội. Những đặc điểm tính cách thông thường biểu hiện như:
Hướng nội/hướng ngoại: Xu hướng thích ở một mình hay thích giao tiếp với mọi người mà chúng ta hay nghe mọi người nhận xét là người này nhút nhát hay người kia kia hòa đồng…
Sự tận tâm, kiên trì: có người rất tuân theo các nguyên tắc được đặt ra như đúng giờ đi học, giờ làm việc, vệ sinh cá nhân, có người lại dễ thay đổi, không theo quy tắc...
Sự nóng nảy hay điềm tĩnh: có người khi bị nhẹ nhàng khi giao tiếp, nhưng lại có người mạnh mẽ, nóng tính trong các biểu hiện mà ta thường dùng từ “hiền, khó tính, cáu kỉnh…” để nói lên tính cách.
Hoặc như xu hướng thích khám phá những cái mới hay thích sự ổn định: có người thích nhiều khám phá mạo hiểm, nhưng lại có người sẽ sợ hãi khi tham gia những trò chơi đó. Trong cuộc sống, có người thích công việc ổn định, có người lại thay đổi công việc rất nhiều và làm nhiều lĩnh vực khác nhau...
Và còn rất rất nhiều đặc điểm tính cách khác nữa như sự thấu cảm, chia sẻ...
Thế giới thay đổi và biến động không ngừng (xu hướng hội nhập toàn cầu hóa, mở rộng giao lưu giữa mọi người với nhau, công nghệ đổi mới hiện đại, phương thức làm việc, kết nối thay đổi…) đòi hỏi rất nhiều sự linh hoạt thích nghi, do đó mọi khía cạnh của mỗi đặc điểm tính cách có thể hữu ích ở những thời điểm và tình huống và môi trường khác nhau.
Tính cách là yếu tố quan trọng nhất để nói lên danh tính của một người – “bạn là ai”, nên việc tìm hiểu tính cách bị ảnh hưởng từ những yếu tố nào là việc rất nên quan tâm, để con người chúng ta sống phù hợp và hoàn thiện hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thành tính cách con người
Có ba yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới tính cách con người:
Yếu tố bẩm sinh do thời điểm sinh ra (Thiên phú) liên quan đến di truyền và năng lượng không gian bên ngoài có vai trò ảnh hưởng tính cách con người
Chúng ta thường nghe nói "cha mẹ sinh con, trời sinh tính", bởi vì có trẻ sinh ra chẳng giống tính ba mẹ hay người thân trong nhà, có người lại y như bản sao của bố mẹ. Vậy thì tại sao cùng được nuôi dạy trong một nhà mà các con lại có tính cách khác nhau, thậm chí không giống ai. Điều này cho chúng ta thấy rằng, mỗi con người chúng ta sinh ra sẽ mang một dạng năng lượng hoạt động khác nhau tùy theo thời điểm sinh ra, nên kể cả anh chị em ruột trong một nhà cũng có tính cách khác nhau trong cách tương tác với cuộc sống. Chúng ta có thể thấy một đứa trẻ sơ sinh, khi chưa bị ảnh hưởng hoàn cảnh bên ngoài, nó có thể có các biểu hiện giận dữ, la hét, vui vẻ, ghét, sợ ... khi có nhu câu đói khát, ẳm bồng...Bản chất hung dữ hay dịu dàng đó cũng đã thể hiện bản tính của đứa trẻ vừa chào đời. Cần chú ý thêm, trong mã gen di truyền có sự sao chép các mã gen ghi nhận sự tiếp nối tính cách của các thế hệ, nên dù khác nhau trong các tính cách biểu hiện cơ bản, nhưng trong đó vẫn có những hiện hữu của tính cách mang tính di truyền từ cha, mẹ ông bà, tùy thuộc vào gen lặn hay trội để phần tính cách đó có thể biểu lộ nhiều hay ít hơn, như ông bà ta thường nói “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.
Theo một nghiên cứu tại Đại học George Washington, tính cách của một đứa trẻ được hình thành một phần dựa trên tính cách của cha mẹ. Nếu cha mẹ có tính khí nóng nảy thất thường, con cái sẽ bị ảnh hưởng khi dễ nổi cơn nóng giận. Ngược lại nếu cha mẹ khiêm tốn, lễ phép thì con lễ phép, sâu sắc hơn.
Đây là yếu tố quan trọng, các nhà huyền học cả phương Đông và phương Tây sử dụng dữ liệu ngày sinh để phán đoán tính cách, sự thay đổi năng lượng của thời gian và không gian ảnh hưởng đến một con người cụ thể.
Yếu tố thứ hai (Nhân giáo): Quá trình nuôi dưỡng, giáo dục.
Quá trình nuôi dưỡng tính cách có thể hình thành ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi trưởng thành, quá trình này vẫn chưa dừng lại. Nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình với đầy đủ tình thương yêu, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ sẽ là nền tảng để hình thành nên tính cách tốt. Ngược lại, nếu gia đình thiếu tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc sẽ khiến tính cách của trẻ có thể phát triển theo chiều hướng thiếu tích cực.
Trong số những nhận thức sớm nhất về cuộc sống được tải vào trong tiềm thức là những mẫu cảm xúc của người mẹ, lúc chúng ta đang còn nằm trong bụng của người mẹ. Dinh dưỡng không phải là thứ duy nhất mà người mẹ cung cấp cho bào thai. Một phức hợp hóa học của các tín hiệu cảm xúc, hormone và các yếu tố căng thẳng của người mẹ cũng đi qua hàng rào nhau thai, và ảnh hưởng đến sinh lý cũng như sự phát triển của thai nhi. Khi người mẹ hạnh phúc, thai nhi cũng hạnh phúc. Khi người mẹ sợ hãi, thai nhi cũng sợ hãi. Khi tư duy của người mẹ có suy nghĩ muốn chối bỏ bào thai, hệ thống thần kinh của thai nhi tự nó lập trình với cảm xúc bị chối bỏ.
Trong cuốn sách “Tại sao tình thương yêu quan trọng” của Sue Gerhardt, đã nhấn mạnh rằng hệ thống thần kinh của thai nhi ghi lại những trải nghiệm trong bụng mẹ. Khi em bé chào đời, thông tin cảm xúc được tải xuống từ những trải nghiệm của người mẹ, đã định hình cho đứa bé một nửa tính cách cá nhân rồi!
Tuy nhiên, lập trình nhận thức của tiềm thức có ảnh hưởng lớn nhất xảy ra từ lúc đứa trẻ mới lọt lòng đến lúc nó được sáu tuổi. Trong thời gian đó, bộ não đứa trẻ ghi lại tất cả các trải nghiệm giác quan cũng như học các chương trình vận động phức tạp để nói, bò, đứng và các hoạt động tiến bộ hơn như chạy nhảy chẳng hạn. Đồng thời, các hệ thống giác quan của đứa trẻ được tham gia đầy đủ hơn, một lượng thông tin khổng lồ về thế giới và cách thức hoạt động của thế giới đã được tải về. Bằng cách quan sát các khuôn mẫu hành vi của con người trong môi trường trực tiếp, chủ yếu là qua cha mẹ, anh chị em và họ hàng, những đứa trẻ học cách phân biệt các hành vi có thể được xã hội chấp nhận hay không chấp nhận. Điều quan trọng là chúng ta nhận thức được rằng, những nhận thức nhận được trước 6 tuổi sẽ trở thành những chương trình tiềm thức nền tảng trong việc hình thành tính cách sống của một cá nhân.
Yếu tố thứ ba (Địa cư): Môi trường sống cũng ảnh hưởng đến tính cách con người
Môi trường sống ảnh hưởng đến tính cách con người khá nhiều, đây là yếu tố xã hội. Môi trường sống là toàn bộ không gian sống, học tập và sinh hoạt của mỗi cá nhân. Môi trường được hình thành bởi nhiều yếu tố như: môi trường sinh hoạt, môi trường học tập, môi trường gia đình, môi trường làm việc, môi trường tâm lý…
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đa phần những người được nuôi dưỡng trong môi trường sinh hoạt ô nhiễm, nhiều độc hại, phức tạp sẽ phát triển tư duy và tính cách không tốt bằng những người sống trong môi trường lành mạnh, sạch sẽ.
Môi trường gia đình là nơi tính cách được hình thành, nếu gia đình ngập tràn yêu thương, hạnh phúc sẽ tạo nên một con người có tính cách lành mạnh. Môi trường tâm lý được xem là nơi nuôi dưỡng tinh thần, hình thành cảm xúc, nếu môi trường tâm lý tốt, sẽ hình thành nên những tính cách tốt. Môi trường học tập là môi trường giúp con người hình thành tính cách nhận thức và phát triển khả năng trí tuệ.
Sự hình thành và phát triển tính cách phát triển trong một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó giúp con người thu được các kinh nghiệm để hình thành và phát triển tính cách của mình.
Các hoạt động giáo dục của thầy cô, cha mẹ ở trường học, gia đình sẽ giúp trẻ em hình thành những đức tính tốt như lễ phép, hiếu thảo, đoàn kết, độc lập, tự tin... Trẻ nhỏ được nuôi dưỡng, uốn nắn qua nhiều bài học, lồng ghép trong trò chơi, hoạt động ngoại khóa... Ngay cả những trẻ song sinh nhưng có các yếu tố môi trường, giáo dục khác biệt tác động khác nhau, chẳng hạn như sống tại Việt Nam và nước ngoài thì cũng sẽ có nhiều đặc điểm tính cách riêng khác nhau.
Trong kết quả nghiên cứu công bố trên Tạp chí Tính cách và Tâm lý Xã hội của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Stanford và Trường Kinh doanh Columbia (Mỹ), thực hiện trên 2.350 sinh viên đại học Mỹ. Những nơi chúng ta đến có thể ảnh hưởng đến không chỉ suy nghĩ, cảm xúc hay hành vi của chúng ta trong thời điểm nhất định, mà còn có thể thay đổi tính cách của chúng ta theo thời gian. Mọi người có thể thay đổi trải nghiệm tâm lý bằng cách thay đổi môi trường vật lý của họ.
Đồng tác giả nghiên cứu Gabriella Harari, giáo sư Đại học Stanford, chia sẻ: “Khi dành thời gian ở các địa điểm xã hội, mọi người có xu hướng cởi mở hơn, hướng ngoại, dễ chịu, tận tâm và ít lo lắng hơn so với khi họ dành thời gian ở nhà”.
Địa điểm khác nhau có mức độ hấp dẫn khác nhau tùy thuộc vào tính cách mỗi người hướng ngoại hay hướng nội. Và người có đặc điểm tính cách nhất định cũng bị hấp dẫn đến những nơi nhất định. Ví dụ, người xu hướng hướng ngoại sẽ dành nhiều thời gian ở những nơi công cộng hơn so với người sống nội tâm hơn.
Tính cách con người được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời mỗi người. Nó dựa vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố bẩm sinh đóng vai trò là tiền đề.
Một đứa trẻ có tính cách dễ gần, dễ kết bạn, thích nghi tốt với những tình huống mới thường ít lo lắng khi đối diện với thử thách. Trong khi một đứa trẻ khởi động chậm, mất nhiều thời gian hơn với những tình huống mới và những người không quen có thể gặp chướng ngại khi đương đầu với thử thách. Những tính cách này ảnh hưởng đến cách trẻ tiếp cận với các tình huống mới. Song nếu được giáo dục, nuôi dưỡng bằng những hoạt động rèn luyện sự năng động, độc lập được lặp đi lặp lại, trẻ nhút nhát sẽ có thể dần trở nên dạn dĩ, tự tin hơn.
Tầm quan trọng của việc hiểu biết tính cách con người
Đối với trẻ em: nhận thức tính cách con cái giúp cha mẹ giao tiếp hiểu rõ tính cách của trẻ và giúp con tốt hơn trong phát triển thể chất và tâm lý toàn diện.
Đối với các đối tượng học sinh, sinh viên, hiểu được tính cách chủ yếu sẽ xác định được con đường phát triển cho phù hợp và phát huy tốt hơn các thế mạnh của bản thân trong cuộc sống.
Đối với người lớn, hiểu được tính cách của bản thân, tìm ra những điểm tích cực để phát triển, hạn chế các phần tính cách tiêu cực và chọn được môi trường phát triển tốt nhất cho chính bản thân mình để thành công hơn
Nếu bạn mất nhiều thời gian loay hoay về bản thân, hãy khám phá bản thân qua Hệ Thống thiết Kế Con Người và Chìa Khóa Mã Gen, đây sẽ là một lộ trình ngắn nhất giúp bạn phát huy hết năng lực bản thân để hạnh phúc và thành công hơn.
Tham khảo 64 Nguyên Mẫu Tính Cách qua ngày sinh
Bạn là nguyên mẫu tính cách nào trong 64 nguyên mẫu tính cách chủ yếu của con người theo phân tích của Richard Rudd trong “Chìa Khóa Mã Gen” (Gene Keys).
1 - Tia lửa (The Spark)
2 - Nữ Tính (the Feminine)
3 - Đứa Trẻ mãi mãi (The Eternal Child)
4 - Nhà Triết Học (The Philosopher)
5 - Người Giữ Nhịp Điệu (The Rhythmic)
6 - Người Hòa Giải (The Peacemaker)
7 - Người Dẫn Đầu (The Alpha)
8 - Người Ảnh Hưởng (The Influencer)
9 - Người Leo Núi (The Mountaineer)
10 - Người Bản Năng (The Natural)
11 - Người theo chủ nghĩa lý tưởng (The Idealist)
12 - Nhà tiên tri (The Prophet)
- 13 - Người Tâm Sự (The Confidant)
- 14 - Người Mạnh Mẽ (the Powerhouse)
- 15 - Người Phụ Nữ hoang dã (The Wild Woman)
- 16 - Người Nhiệt Tình (The Enthusiast)
- 17 - Người Khám Phá (The Discoverer)
- 18 - Người Nhận Thức (The Perceiver)
- 19 - Người Hòa Hợp Với Thiên Nhiên (The Eutierrian)
- 20 - Người Bình Thản (The Tranquil)
- 21 - Người Quản Lý (The Manager)
- 22 - Lời Mời (The Invitation)
- 23 - Người phiên dịch (The Translator)
- 24 - Người Phát Minh (The Inventor)
- 25 - Người Ngây Thơ (The Innocent)
- 26 - Người Thôi Miên (The Hypnotist)
- 27 - Người Nuôi Dưỡng (The Nourisher)
- 28 - Người Liều Lĩnh (Daredevil)
- 29 - Nữ Thủy Thần (The Water Goddess)
- 30 - Người Nhóm Lửa (The Fire Starter)
- 31 - Tổng Thống (The President)
- 32 - Người Bảo Vệ (The Guardian)
- 33 - Nữ Lang Y (The Medicine Woman)
- 34 - Báo đen (The Black Panther)
- 35 - Nữ Anh Hùng (The Heroine)
- 36 - Cơn Bão ( Storm)
- 37 - Người Mẹ (The Mother)
- 38 - Chiến Binh (The Warrior)
- 39 - Người Giải Phóng (The Liberator)
- 40 - Người Cha (The Father)
- 41 - Người Khởi Đầu (The Originator)
- 42 - Người Du Mục (The Nomad)
- 43 - Kẻ Nổi Loạn (The Rebel)
- 44 - Người Kết Nối Năng Lượng (The Gridworker)
- 45 - Người Thiện Chí (Goodwill)
- 46 - Người Gợi cảm (The Sensual)
- 47 - Nhà Giả Kim (The Alchemist )
- 48 - Người Thủ Thư (The Librarian)
- 49 - Nhà cách mạng (The Revolutionary)
- 50 - Nhạc Trưởng (The Maestro)
- 51 - Sấm Sét (Thunder)
- 52 - Người Tĩnh Lặng Như Núi (The Mountain)
- 53 - Người Khởi Xướng (The Initiator)
- 54 - Người Đạt Mục Tiêu (The Achiever)
- 55 - Người Thay Đổi Trò Chơi (The Game Changer)
- 56 - Diễn Viên Hài (The Comedian)
- 57 - Trực Giác (The Intuitive)
- 58 - Sức Sống (The Vital)
- 59 - Người Hợp Tác (The Playmate)
- 60 - Thuật Sĩ (The Magician)
- 61 - Người Huyền Bí (The Mystic)
- 62 - Nhà Khoa Học (the Scientist)
- 63 - Thám Tử (The Detective)
- 64 - Nghệ sĩ (The Artist)
Để trưởng thành, chúng ta cần tiếp cận những phương thức tốt nhất, hoạt động hiệu quả và phát triển thành công trong môi trường cuộc sống hiện tại.
Khám phá để biết mình là ai,
tu dưỡng để hoàn thiện bản thân
và cuối cùng là tìm môi trường phù hợp để phát huy tốt nhất.
Chúc các bạn Hạnh phúc và thành công
Các tin khác
-
» NĂNG LƯỢNG HƯƠNG TINH DẦU (23/03)
-
» 5 ĐIỀU LÀM NÊN BẢN LĨNH CỦA CHÚNG TA (06/02)
-
» BẠN CHÍNH LÀ BẠN NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ BẠN CỦA NGÀY HÔM QUA (19/10)
-
» "THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN" của bạn là gì? (07/10)
-
» Thuyết 3 não (Three Brain theory) (01/10)
-
» Hồ Sơ Tính Cách (Profile) (11/07)
-
» 9 Trung Tâm Năng Lượng (15/06)
-
» HIỆU ỨNG DIDEROT VÀ QUYỀN NĂNG CẢM XÚC (13/06)
-
» Vòng Cung Giấc Mơ (Dream Arc) (30/10)
-
» CÁC BƯỚC TÌM HIỂU "HỆ THỐNG THIẾT KẾ CON NGƯỜI" (26/06)